Hỗ trợ trực tuyến

0913 959 057

Hỗ trợ online

BS. Quý
ĐT : 0913 959 057
Email : quytrieuvinh@yahoo.com.vn

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 39 789 682 - 028 36 20 11 77

Email: quytrieuvinh@yahoo.com.vn

Cách dự phòng và điều trị hôi miệng

Cách dự phòng và điều trị hôi miệng

Cách dự phòng và điều trị hôi miệng

Đăng lúc: 31-12-2014 02:54:16 PM - Đã xem: 3980

Hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện… Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn các vi khuẩn ...

Hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện… Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn các vi khuẩn kị khí (sản xuất ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi) trong miệng bám trên răng, kẽ răng, lưỡi và các cơ quan ngoài miệng như hầu họng phổi và xoang tạo nên.

Nguyên nhân gây hôi miệng là gì?

Nguyên nhân tại miệng: là nguyên nhân chủ yếu gây hôi miệng

- Vệ sinh răng miệng kém, răng có mảng bám, thức ăn dính trong kẽ răng tạo cơ hội cho vi khuẩn lên men và phát triển, phóng thích các hợp chất có mùi.

- Răng bị sâu. Đây cũng là nơi ẩn trú và phát triển của vi khuẩn cũng như chứa đựng các mảnh vụn thức ăn dẫn đến tình trạng có mùi hôi.

- Có răng bị viêm tủy, tủy hoại tử.

- Vôi răng nhiều làm nướu bị viêm nặng hoặc viêm nha chu.

- Hàm giả không đúng làm nhét thức ăn.

- Khô miệng: sau điều trị xạ trị hay hội chứng như Sjogren làm cho lượng nước bọt trong miệng giảm nên khả năng tự chải rửa tự nhiên giảm rất dễ bị sâu răng và hôi miệng.

Nguyên nhân không tại miệng:

- Nhiễm trùng đường hô hấp: viêm họng, viêm xoang.

- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: dạ dày

- Các bệnh toàn thân không được phát hiện sớm và điều trị cũng tạo ra hơi thở có mùi hôi như tiểu đường, suy thận…

Tác nhân khác: một số thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi,..

Dự phòng và điều trị bệnh hôi miệng:

Ở phần lớn các trường hợp, chứng hôi miệng có nghĩa là bạn cần vệ sinh tốt hơn nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, ngoài việc vệ sinh răng, miệng đúng cách sau khi ăn và trước khi đi ngủ, bạn cần khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín. Đặc biệt, phải trám và điều trị ngay các răng sâu, răng bị viêm tủy… Đồng thời, phòng ngừa các viêm nhiễm trong miệng như viêm nướu, viêm nha chu bằng cách cạo vôi định kỳ.

Với trường hợp dùng răng giả, cần đến trung tâm cắm ghép implant để sửa chữa các phục hình răng giả không tốt gây nhồi nhét thức ăn. Ngoài ra, chúng ta còn chú ý phòng ngừa và điều trị kịp thời các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa…

KIẾN THỨC NHA KHOA

Răng hỗn hợp

Một trong những lý do khiến phần lớn người bệnh đến phòng khám nha khoa hiện nay là hiện tượng bị ê buốt răng khi ăn uống những thức ăn... Xem thêm

Có cần kiểm tra răng ở trẻ?

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng những mô nâng đỡ xung quanh răng (nướu răng, dây chằng nha chu và xương ổ răng). Bệnh nha chu ngày càng... Xem thêm

Hay bị chảy máu khi đánh răng

Hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện… Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn các vi khuẩn... Xem thêm

TƯ VẤN HỎI ĐÁP

Răng hỗn hợp

(TNTS) Răng hỗn hợp là giai đoạn thay dần các răng sữa bằng răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Trong giai... Xem thêm

Có cần kiểm tra răng ở trẻ?

Bác sĩ cho tôi hỏi, với một em bé có răng đẹp, tốt (theo người nhà chúng tôi nhìn thấy vậy) thì có cần phải đi... Xem thêm

Thu Xinh Đẹp
Hay bị chảy máu khi đánh răng

Tôi 23 tuổi, răng của tôi hơi bị lung lay và mỗi khi đánh răng hay bị chảy máu. Nướu ở chân răng có vẻ như bị... Xem thêm

Rosy Nguyen
backtop
facebook