Hỗ trợ trực tuyến

0913 959 057

Hỗ trợ online

BS. Quý
ĐT : 0913 959 057
Email : quytrieuvinh@yahoo.com.vn

Thông tin liên hệ

ĐT: 028 39 789 682 - 028 36 20 11 77

Email: quytrieuvinh@yahoo.com.vn

Chăm bé sau khi niềng răng

Chăm bé sau khi niềng răng

Chăm bé sau khi niềng răng

Đăng lúc: 03-05-2023 05:19:44 PM - Đã xem: 4281

Trong thời kỳ niềng răng, bé sẽ phải đeo dụng cụ niềng răng liên tục nên chắc chắn việc ăn uống trở nên khó khăn. Nha khoa Triều Vinh mách

Chăm bé sau khi niềng răng

Niềng răng giúp sắp xếp lại răng và giúp hàm răng đẹp hơn, khắc phục khuyết điểm như răng khấp khểnh, so le, hô, răng quá thưa hay quá dày. Lứa tuổi hợp lý nhất đề bắt đầu cho bé niềng răng là lúc bé lên 7 tuổi.



Lúc này, các vấn đề về răng cần can thiệp thể hiện rõ và răng chưa cố định vị trí hẳn nên việc chỉnh sửa còn tương đối dễ. Tuy nhiên để sở hữu hàm răng đẹp và đều, trẻ phải thay đổi về thói quen ăn uống đễ giảm đau và không ảnh hưởng đến dụng cụ niềng răng.

Thời gian từ 24-48 giờ sau khi niềng răng:
Sau khi mang niềng răng, lúc này miệng của bé thường bị đau nhiều nhất từ 24-48 giờ. Thức ăn cứng sẽ làm bé đau hơn. Vì vậy, các thức ăn lỏng, nghiền nhỏ có thể giúp bé xua cơn đói.


Các thức ăn lỏng như cháo, súp,...giúp bé không bị đau khi ăn trong quá trình niềng răng

Bữa sáng: bạn có thể cho bé ăn cháo trứng, cháo thịt nạc, súp, trứng ốp la với sanwich, bột yến mạch, ngũ cốc trộn sữa tươi. Chú ý: thịt nấu cháo phải xay nhỏ và hầm nhừ.

Bữa trưa: ăn cơm sẽ khiến bé rất khó chịu. Để bé có đủ dinh dưỡng, bạn có thể cho bé ăn cháo cùng cá hồi, cá ngừ, thịt gà xay nhuyễn, nui nấu mềm hay khoai tay nghiền.

Bữa tối: tương tự bữa trưa, bạn cho bé ăn thịt, cá, thịt gia cầm để cung cấp protein cần thiết cùng rau, củ (cà rốt, bí đỏ, bí đao) ăn với cơm nhão, cháo hay cá loại mì, nui.

Món tráng miệng:
 vào thời điểm này, bé gặp khó khăn khi nhai, cắn trái cây nên các loại sinh tố trái cây sẽ giúp bé thích thú và đỡ thấy khổ sở trong giai đoạn niềng răng. 
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo món tráng miệng như: 1 quả chuối, 1 ly sữa không béo, 1 ít bột ca cao, 2 thìa súp bơ đậu phộng, ½ ống vani. Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay mịn.

Đồ ăn nhẹ: sữa chua, sữa phô mai, chuối chín nghiền hay bánh mặn. Với sữa chua, trước khi ăn bạn nên để ra ngoài cho bớt lạnh, còn bánh mặn bé chỉ ngậm đến khi tan.

Sau 48 giờ niềng răng:
Thời gian này, răng đang dần bớt đau, bé cảm giác đau sẽ giảm nhiều hơn sau 1 tuần. Bé có thể chuyển từ thức ăn lỏng, nghiền sang thức ăn mềm. Bạn chú ý chọn các loại rau nhiều nước và ít xơ như hoa súp-lơ, búp cải ngồng, bầu, bí xanh, su hào (lấy phần non), cá rốt non. Khi sơ chế, bạn thái thịt, cá, rau thành miếng nhỏ. Khi nấu ăn, bạn chế biến rau thành món xáo hoặc nấu nhừ, vì bé sẽ dễ nhai và không ảnh hưởng đến dụng cụ niềng răng. 

Bên cạnh đó, bạn cần tránh những thức ăn sau:
-    Thực phẩm cứng như bánh mì ổ, kẹo cứng, cà rốt sống, sườn non có thể làm cong niềng răng và nới lỏng khung niềng. Bé có thể ăn bánh mì đã nhúng vào súp đến khi mềm.
-    Thực phẩm có độ dính như kẹo cao su, kẹo dẻo và mứt dẻo.
-    Thực phẩm làm biến đổi màu răng như caramel, trà.
-    Thực phẩm dai, giòn, phải dùng lực cắn mạnh như da, gân bò, cánh gà, lườn gà vì có thể mắc vào kẽ răng.
-    Không nhai đá lạnh, các loại hạt giòn như lạc, hạt điều và hạnh nhân.
-    Không căn quả táo, trừ khi bạn đã gọt bỏ vỏ, cắt thành lát nhỏ.
-    Hạn chế cho bé ăn các thực phẩm nhiều axít và đường (sô đa, nước sốt cà chua, nước trái cây có đường, trái cây chua, giấm, dưa chua). Nếu ăn, bé cần đánh răng khoảng 30 phút sau đó để tránh thực phẩm dính vào răng.

Cách đánh tan cơn đau:

Pha nước muối ấm và cho bé súc miệng 6-12 lần/ngày. Tỷ lệ pha là 1 thìa cà phê muối ăn với một ly nước ấm. Dung dịch nước muối giúp làm giảm cơn đau và sạch răng, lợi.



Bạn có thể chọn nước súc miệng có chlorhexidine  ngày 2 lần và cách xa bữa ăn 1 giờ.

KIẾN THỨC NHA KHOA

Răng hỗn hợp

Một trong những lý do khiến phần lớn người bệnh đến phòng khám nha khoa hiện nay là hiện tượng bị ê buốt răng khi ăn uống những thức ăn... Xem thêm

Có cần kiểm tra răng ở trẻ?

Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng những mô nâng đỡ xung quanh răng (nướu răng, dây chằng nha chu và xương ổ răng). Bệnh nha chu ngày càng... Xem thêm

Hay bị chảy máu khi đánh răng

Hôi miệng khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, không dám nói to, nói gần người đối diện… Nguyên nhân chủ yếu do lượng lớn các vi khuẩn... Xem thêm

TƯ VẤN HỎI ĐÁP

Răng hỗn hợp

(TNTS) Răng hỗn hợp là giai đoạn thay dần các răng sữa bằng răng vĩnh viễn ở trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Trong giai... Xem thêm

Có cần kiểm tra răng ở trẻ?

Bác sĩ cho tôi hỏi, với một em bé có răng đẹp, tốt (theo người nhà chúng tôi nhìn thấy vậy) thì có cần phải đi... Xem thêm

Thu Xinh Đẹp
Hay bị chảy máu khi đánh răng

Tôi 23 tuổi, răng của tôi hơi bị lung lay và mỗi khi đánh răng hay bị chảy máu. Nướu ở chân răng có vẻ như bị... Xem thêm

Rosy Nguyen
backtop
facebook